Quay lại

An toàn trong xây dựng

18/02/2021

AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG

  • An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Thông tư này và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
  • Kiểm định viên là người hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư.
  • Theo Thông tư, người lao động trên công trường xây dựng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Người lao động trên công trường xây dựng chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình là gì ?

  • Theo Thông tư, trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định.
  • Nhà thầu tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.
  • Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định này đối với phần việc do mình thực hiện.
  • Nhà thầu dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công.
  • Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định.
  • Trường hợp chủ đầu tư thuê nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền giao cho nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư theo quy định thông qua hợp đồng tư vấn xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình
  • Tại Điều 9 của Thông tư này quy định về chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao động. Theo đó, chi phí thực hiện để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khi tham gia thi công xây dựng công trình, gồm: Lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn; Huấn luyện và thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động; Trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Công tác phòng, chống cháy, nổ; Phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại và cải thiện điều kiện lao động; Ứng phó sự cố gây mất an toàn lao động, xử lý tình trạng khẩn cấp; Kiểm tra công tác an toàn lao động của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
  • Trong đó, 6 chi phí đầu được tính trong chi phí hạng mục chung thuộc chi phí khác của dự toán xây dựng công trình và được tính trong giá gói thầu, nhà thầu không được giảm bớt chi phí này khi đấu thầu. Chi phí còn lại xác định theo quy định tại Điều 14 Thông tư 26/2016/TT-BXD.
  • Theo Thông tư nội dung đăng tải thông tin của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm: Tên, địa chỉ, mã số của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Ngày cấp, ngày hết hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Các lỗi vi phạm của tổ chức kiểm định (nếu có).
  • Nội dung đăng tải thông tin của kiểm định viên gồm: Họ và tên; mã số kiểm định viên; số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân; Danh mục máy, thiết bị, vật tư đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Ngày cấp, ngày hết hiệu lực của chứng chỉ kiểm định viên; Các lỗi vi phạm của kiểm định viên (nếu có).
  • Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2017 và thay thế Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Liên hệ đăng ký huấn luyện: 028 2201 2468 - 0325508468 - Phòng ATLĐ

Biên tập: Minh Thiện

Bài Viết Khác

Đánh giá chất lượng bài viết |