Quay lại

An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp trong công nghiệp khai thác mỏ

24/11/2021

An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp trong công nghiệp khai thác mỏ


Các hoạt động khai thác mỏ nên hướng đến cung cấp một quy trình mà công nhân có thể làm việc mà không bị thương tổn và củng cố sức khỏe của lực lượng lao động.

Những mối nguy hại đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đặc thù của từng cơ sở nên được xác định ra dựa trên phân tích an toàn công việc hoặc đánh giá rủi ro hoặc nguy cơ toàn diện bằng sử dụng các phương pháp luận đã được thiết lập như nghiên cứu xác định mối nguy [HAZID],  nghiên  cứu  mối  nguy  và khả năng vận hành [HAZOP], hoặc đánh giá rủi ro mang tính định lượng [QRA]. Nói chung, việc lên kế hoạch quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cần phải áp dụng một cách tiếp cận mang tính kết cấu và có hệ thống để phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy an toàn và sức khỏe về vật  lý, hóa học, sinh học và phóng xạ.

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe lao động xảy ra trong suốt các giai đoạn của chu trình khai thác và có thể được phân loại theo các hạng mục sau:

1. Các chất độc hại

Khu vực công trường nên được cung cấp hệ thống thông gió và tách bụi/khói thích hợp nhằm đảm bảo rằng các mức tiếp xúc qua đường thở với các chất ăn mòn, ôxy hóa, phản ứng hoặc có chứa  silic  được  duy  trì  và quản lý ở mức an toàn.  Bên  cạnh đó, hệ thống vòi rửa mặt và vòi tắm khẩn cấp nên được cung cấp trong các khu vực có khả năng công nhân bị nhiễm chất hóa học và có nhu cầu điều trị nhanh. Phiếu  Dữ liệu  an toàn vật liệu (MSDS) nên sẵn có đối với tất cả các vật liệu nguy hiểm trong công trường.

2. Sử dụng chất nổ

Hoạt  động phá nổ có thể gây ra tác động đến sự an toàn thường là liên quan đến nổ bất ngờ cũng như sự liên lạc và phối hợp yếu kém trong khi thực hiện các hoạt động phá nổ. Các thực hành quản lý chẩt nổ được khuyến nghị bao gồm:

- Sử dụng, xử lý và vận chuyển chất nổ tuân theo các quy tắc về an toàn chất nổ của địa phương và/hoặc quốc gia;

- Bổ nhiệm những chuyên gia về chất nổ hoặc thợ nổ được chứng nhận để tiến hành nổ phá;

- Quản lý các hoạt động nổ một cách chủ động về các mặt tải nạp, nhồi thuốc nổ và kích hỏa, khoan gần khu nổ, không nổ và loại bỏ;

- Thông qua các lịch trình phá nổ nhất quán, giảm thiểu việc thay đổi thời gian phá nổ;

- Các thiết bị cảnh báo chuyên dụng (như còi báo hiệu, đèn nháy) và các quy trình nên được tiến hành trước mỗi hoạt động nổ để báo động đối với công nhân và các bên thứ ba trong  khu  vực  xung  quanh  (như dân cư trú). Các quy trình cảnh báo nên bao gồm việc hạn chế giao thông trên các đường bộ và đường sắt ở địa phương;

- Tiến hành đào tạo nhân lực chuyên về quản lý an toàn và xử lý thuốc nổ;

- Quy trình cho phép phá nổ nên được  áp  dụng cho  tất  cả  các  cá nhân tham gia vào việc nổ (xử lý, vận chuyển, nạp thuốc súng, nổ và phá hủy thuốc nổ không được  sử dụng hoặc thừa);

- Công trường phá nổ nên được kiểm tra sau khi phá bởi những người có năng lực đối với những trục trặc và các tác nhân chưa nổ trước khi tiếp tục công việc;

- Các  công  đoạn  kiểm  tra  đặc  thù nên được tiến  hành đối với tất cả các hoạt động có liên quan đến chất nổ (xử lý, vận chuyển,  nạp thuốc súng,  nổ  và  phá  hủy  thuốc  nổ không  được  sử  dụng  hoặc  thừa) tuân theo các quy phạm  quốc gia hoặc  được công nhận  quốc tế  có liên quan về an toàn và cháy;

- Nên sử dụng các nhân viên an ninh có năng lực trong việc kiểm soát sự vận chuyển, lưu trữ và sử dụng thuốc nổ trong công trường.

3. An toàn và cách điện

An toàn và cách điện đối với mọi nguồn năng lượng nguy hiểm và các chất độc hại nên được tiến hành theo hướng dẫn. Các thực hành quản lý được khuyến nghị cho hoạt động khai thác mỏ bao gồm:

- Triển khai các tiêu chuẩn năng lực và làm việc  với điện và quy trình an  toàn  lao  động cho  tất  cả  các công tác có liên quan đến điện bao gồm xây dựng, tháo dỡ và phá hủy thiết bị điện;

- Sử dụng các thiết bị an toàn điện trên tất cả các dòng phân phối cuối cùng  và  các  quy  trình  kiểm  tra thích hợp được áp dụng cho những hệ thống an toàn như thế;

- Tất cả nguồn năng lượng nguy hại hay các chất độc hại phải  có quy trình cách điện bằng văn bản, xác định hệ thống, xưởng sản xuất hoặc thiết bị có thể tạo ra và giữ an toàn như thế nào.

4. Bức xạ ion hóa

Các biện pháp giảm nhẹ đối với những nơi tồn tại mối nguy bức xạ tự nhiên bao gồm những điều sau:

- Ứng dụng một chương trình giám sát đo liều bức xạ đối với các khu vực mà công nhân có thể nhận liều bức xạ toàn thân lớn hơn 6 millisievert trong quãng thời  gian 12 tháng. Chương trình nên bao gồm cả đánh giá nơi làm việc cũng như giám sát cá nhân.

5. Tính phù hợp cho công việc

Quá trình khai thác mỏ thường có một số hoạt  động mà tình trạng  mệt mỏi hoặc các nguyên nhân khác của việc sút giảm năng lực làm việc có thể gây ra những  chấn thương nghiêm trọng, hư hỏng thiết  bị hoặc  tác động môi trường.  Cần  tiến  hành việc  đánh giá rủi ro nhằm phân định nhiệm vụ khi mà “phù hợp cho công việc” được yêu cầu (kể cả tính phù hợp của cá nhân con người) để đảm bảo rằng hoạt động được hoàn thành với rủi ro được giảm thiểu tối đa. Các biện pháp giảm nhẹ được khuyến nghị bao gồm:

- Xem xét lại các hệ thống quản lý ca làm việc  để giảm  thiểu  rủi ro về tình  trạng   mệt   mỏi  trong  công nhân;

- Định sẵn các kiểm tra về y tế trước khi bố trí theo các yêu cầu mà một người công nhân cần có (ví dụ như thị lực tốt đối với một lái xe);

- Triển khai một chính  sách về sử dụng rượu và thuốc.

6. Việc di chuyển và vấn đề sức khỏe ở vùng hẻo lánh

Các quy trình khai thác mỏ thường được diễn ra ở các vùng hẻo lánh, tiếp cận hạn chế với các dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ cấp cứu chất lượng cao.  Nhằm  giảm  thiểu  những  rủi ro liên quan đến việc di chuyển thường xuyên (như đối với đội ngũ thăm dò) và ở tại các vùng hẻo lánh, các biện pháp giảm nhẹ được khuyến nghị như sau:

- Triển khai các chương trình phòng chống cả các bệnh mãn tính và cấp tính thông qua các hệ thống kiểm soát các trung gian truyền bệnh và vệ sinh thích hợp;

- Xác định các rủi ro liên quan đến hoạt động ở độ cao;

- Khi chuẩn bị thức ăn tại nơi khai thác mỏ, việc chế biến, lưu trữ và thải thức ăn cần phải được kiểm tra và giám sát thường xuyên nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.

7. Căng thẳng nhiệt

Các hoạt  động khai thác mỏ đòi hỏi công nhân phải tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.  Điều kiện nhiệt độ cao do các quy trình sản xuất tạo ra cũng có thể dẫn đến stress nhiệt và cần được xem xét.

8. Tiếng ồn và rung động

Các  nguồn tạo  ra  tiếng  ồn và  chấn rung  nên  được  quản  lý. Các khuyến nghị bổ sung về việc quản lý tiếp xúc với tiếng ồn và chấn rung của ngành khai thác mỏ bao gồm:

- Giảm  độ tiếng ồn đến mức có thể chấp nhận được;

- Đảm bảo rằng các thiết bị lớn (như máy đào, xe ben, máy ủi, thiết bị khoan di động, và các thiết  bị tự động khác cần có người điều khiển) được trang bị cabin chống ồn;

- Sau khi khảo sát và ứng dụng tất cả các phương án khác, sử dụng phương tiện bảo vệ tai cá nhân;

- Bị tác động với sự rung tay - cánh tay từ các dụng cụ cầm tay cũng như dụng cụ điện hay rung toàn thân từ mặt đất mà công nhân đứng hoặc  ngồi có thể được kiểm  soát một cách hợp lý bằng cách chọn hoặc bảo trì các thiết bị đáp ứng được  những  tiêu  chuẩn  nghề nghiệp về tiếp xúc với rung.


Công Ty CP Tư Vấn Nghiệp Vụ và Đào Tạo Miền Nam với đội ngũ chuyên gia và nguồn nhân sự chất lượng cao cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thực hiện an toàn vệ sinh lao động thông qua các dịch vụ:

1. Huấn Luyện ATVSLĐ: 6 Nhóm đối tượng;

2. Đào tạo sơ cấp nghề: 10 nghề kỹ thuật;

3. Kiểm định máy móc, thiết bị;

4. Các dịch vụ khác liên quan tới an toàn lao động.

Liên hệ với chúng tôi: 028 2201 2468 - 0325508468 - Phòng ATLĐ

Biên tập: Minh Thiện

Bài Viết Khác

Đánh giá chất lượng bài viết |