Quay lại

Cách sử dụng lò nung an toàn, đúng kỹ thuật? Trung tâm Huấn luyện An toàn Vận Hành Lò Nung?

15/09/2021

Cách sử dụng lò nung an toàn, đúng kỹ thuật?

Trung tâm Huấn luyện An toàn Vận Hành Lò Nung?


I. Lò nung là gì? Cách lắp đặt lò nung an toàn?

Hình ảnh lò nung gốm

   Lò nung hay còn gọi là lò ủ dùng để đốt nóng vật liệu ở nhiệt độ cao làm thay đổi thuộc tính và độ cứng của nó. Chính vì thế vấn đề vận hành lò nung đúng cách là một điều vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả tốt cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc vận hành lò nung đúng cách cần được thực hiện qua các công đoạn sau.

*Cách lắp đặt lò nung an toàn:

   Để đảm bảo lò nung hoạt động hiệu quả và tránh gây ra những sự cố cháy nổi, khi lắp đặt nên chú ý những điều sau:

Hình ảnh cách lắp đặt lò nung an toàn

- Nên đặt lò nung ở những căn phòng sạch sẽ khô ráo không bị ẩm mốc hay bụi bẩn hay mốc sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình vận hành và tuổi thọ của lò.

- Vị trí đặt lò phải được làm bằng những vật liệu chống cháy như: thép, bê tông, đá,…. và có bề mặt bằng phẳng để lò hoạt động ổn định.

- Trong quá trình vận hành, lò sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn nên cần có khoảng cách tốt để thoát nhiệt. Thông thường, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lò nung nên đặt cách xa tường phòng ít nhất 0.5m và khoảng cách từ đỉnh lò lên tới trần nhà tối thiểu là 1m.

- Trước khi vận hành cần kiểm tra kỹ nguồn điện, khả năng chịu tải của nguồn điện, dây kết nối và đặc biệt không được để một vật dụng gì trên bề mặt của lò nung.

*Cách vận hành lò nung lần đầu:

   Trước khi đưa lò nung vào hoạt động, cần khởi động thiết bị này hay người ta thường gọi là vận hành lần đầu. Quá trình thực hiện vận hành lần đầu diễn ra như sau:

Bước 1: Gia nhiệt rỗng trong khoảng 6 tiếng để nhiệt độ bên trong lò đạt đến mức thực tế lớn nhất mà nhà sản xuất cho phép. Về nhiệt độ tối đa thực tiễn cần phải trao đổi kỹ với nhà sản xuất trước khi vận hành lần đầu.

Bước 2: Giữ nguyên nhiệt độ tối đa trong khoảng 1 tiếng , sau đó tắt lò.

Bước 3: Trong quá trình lò nguội khi ngắt điện, người dùng không được tự ý mở lò ra trong khi lò đang nóng.

*Lý do cần thực hiện vận hành lần đầu:

   Để làm khô các bộ phận bên trong đồng thời hình thành lên lớp bảo vệ cho bộ phận gia nhiệt của lò.

   Giải phóng một số tác nhân liên kết từ các vật liệu cách nhiệt. Điều này lý giải vì sao lần đầu vận hành lò thường tạo ra mùi khó chịu.

   Kiểm tra lại vị trí đặt lò đã đảm bảo đủ điều kiện hoạt động chưa: hệ thống thông gió, mặt bằng lắp đặt,..

=> Lưu ý lần đầu tiên sử dụng vận hành không được để bất cứ dụng cụ nào ở trong lò.

II. Những lưu ý đưa mẫu vào vận hành lò nung

*Khi đưa lò nung vào hoạt động, người dùng cần lưu ý những điều sau:

- Kiểm tra xem mẫu cần gia nhiệt có gây tổn hại cho lớp cách nhiệt và bộ phận gia nhiệt trong quá trình thực hiện hay không.

- Để mẫu ở vị trí trung tâm của buồng nung và tuyệt đối không cho nó chạm vào bộ phận gia nhiệt.

- Cửa lò cần phải được đóng thật chặt trước khi vận hành.

- Không sử dụng sai tải trọng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Không nên mở cửa lò khi nhiệt độ bên trong còn nóng. Nếu trường hợp cần phải mở cửa lò thì nên cố gắng giảm nhiệt độ trong lò ở mức thấp nhất có thể.

- Khi lấy mẫu khỏi lò ở nhiệt độ cao, cần phải đeo găng tay chịu nhiệt chuyên dụng.

- Trong quá trình nung có thể xuất hiện một vài vết nứt tấm cách nhiệt, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới chất lượng và chức năng của lò trong quá trình vận hành tiếp theo.

*Cách xử lý khí thải khi nung mẫu:

- Để xử lý khí thải trong quá trình nung mẫu, người sử dụng cần:

+ Người sử dụng nên có hệ thống thoát khí cho lò nung để giảm khói, khí sinh ra khi thí nghiệm​

+ Hệ thống thu khí thải không nên được nối trực tiếp với ống thoát hơi của lò. Khoảng cách hợp lý là 50 cm từ đỉnh ống thoát hơi. (vị trí A)

Hình ảnh (minh họa hướng dẫn sử dụng lò nung)

+ Đối với các lò nung không có ống thoát hơi, mà có các khe trên bề mặt, có thể sử dụng chụp hút  để đạt hiệu suất thu khí thải cao. ( vị trí C), hoặc các ống mềm có thể di chuyển được ( vị trí B )

+ Kích thước và thiết kế của hệ thống thoát khí thải cần được khảo sát, thiết kế bởi chuyên gia , và tuân thủ luật lệ, điều kiện an toàn tùy theo mỗi quốc gia, khu vực. 

*Vệ sinh lò nung:

Vệ sinh lò nung là một công đoạn vô cùng quan trọng để thiết bị có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài và mang lại hiệu quả tốt. Do đó khi vệ sinh lò nung cần phải tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi vệ sinh lò nung cần lưu ý:

- Tắt hết các công tắc điện, rút dây nguồn.

- Chờ cho khoang nung cũng như các bộ phận khác nguội hoàn toàn mới tiến hành vệ sinh

- Khi vệ sinh cần đảm bảo trong khoang nung không còn vật mẫu, hay dụng cụ nào

- Cần sử dụng máy hút bụi để làm sạch khoang nung.

III. Trung tâm Huấn Luyện An toàn vận hành Lò nung

   TRUNG TÂM ĐÀO TẠO MIỀN NAM trực thuộc Công Ty CP Tư vấn Nghiệp vụ và Đào Tạo Miền Nam, địa chỉ: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Khu Phố 1, P. Thới An, Q.12, TP. HCM đủ điều kiện hoạt động Huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động, cung cấp các khóa Huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động bật nhất cho 6 Nhóm đối tượng theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

   Hãy liên hệ ngay SĐT/Zalo: 0387148575 - Ms.Lành để được tư vấn và đăng ký Khóa Huấn luyện An toàn lao động và được cấp chứng chỉ/chứng nhận ngay sau khi hoàn thành khoá học, chứng chỉ/chứng nhận có giá trị trên toàn quốc.

Chi Tiết Khóa Học

1. Đối tượng học viên: Là những người làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện đất đèn.

2. Nội dung huấn luyện: Theo chương trình khung Nghị định 44/2016/NĐ-CP về huấn luyện An toàn cho nhóm 3. Cụ thể:

2.1. Hệ thống pháp luật ATVSLĐ
2.1.1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2.1.2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
2.1.3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2.2. Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ
2.2.1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
2.2.2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
2.2.3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
2.2.5 Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2.3. Kiến thức chuyên ngành về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2.3.1 Các yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện đất đèn
2.3.3 Các quy định về an toàn khi làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện đất đèn
2.3.4 Các nguyên tắc đảm bảo ATVSLĐ 
2.3.5 Thực hành vận hành an toàn và các phương tiện đảm bảo ATVSLĐ, ứng phó tình huống khẩn cấp, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động

2.4. Kiểm tra kết thúc khóa học

3. Kết quả cuối khóa
- Cấp thẻ an toàn theo quy định

Biên tập: Mai Lành

Bài Viết Khác

Đánh giá chất lượng bài viết |