Quay lại

Công nghiệp dược phẩm và các yếu tố nguy hại đối với công việc sản xuất dược phẩm

30/08/2021

“Công nghiệp dược phẩm và các yếu tố nguy hại đối với công việc sản xuất dược phẩm”

***

1. Công nghiệp Dược phẩm là gì?

Công nghiệp dược phẩm là phát triển, sản xuất, tiếp thị các loại thuốc hoặc loại sản phẩm được cấp phép để sử dụng như thuốc. Công ty dược phẩm được phép kinh doanh thuốc Generic hoặc thuốc Brand name và các thiết bị y tế. Họ phải tuân thủ hàng loạt các luật và quy định liên quan đến việc cấp bằng sáng chế, kiểm tra để bảo đảm an toàn và hiệu quả, và tiếp thị dược phẩm.

Công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam

2. Một số công việc của ngành dược và yêu cầu của nghề

  • Sản xuất cao thuốc phiện và các dẫn xuất từ cao thuốc phiện

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với thuốc phiện và các hóa chất độc, nóng.

  • Sản xuất Ete

Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với Ete, thủy ngân, cồn, axit, ảnh hưởng thần kinh.

  • Sản xuất các sản phẩm hóa dược có sử dụng môi hữu cơ

Điều kiện làm việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của sức nóng, hóa chất độc mạnh, nguy hiểm.

  • Sản xuất nguyên liệu kháng sinh

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hóa chất độc, dễ gây dị ứng và gây kháng thuốc.

  • Sản xuất artemisinin và các dẫn xuất

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hóa chất độc mạnh, xăng, gây ảnh hưởng tới sắc tố da

  • Chuyên bào chế sản xuất thuốc độc bảng A, B

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của độc dược, dung môi hữu cơ, vô cơ, nóng, bụi, ồn

  • Chuyên xay, rây, pha chế các loại thuốc: Kháng sinh, hooc mon, hướng tâm thần, gây nghiện, thuốc sốt rét

Thường xuyên tiếp xúc với chất độc gây kháng thuốc, dị ứng, ảnh hưởng thần kinh

3. Sự nguy hại từ phế thải dược phẩm

Con người đã nghiên cứu sản xuất hàng ngàn, hàng chục ngàn sản phẩm dược phẩm với mục đích chữa bệnh mang lại phẩm chất sống tối ưu. Tuy nhiên việc khống chế tác hại chất thải của các dược phẩm trên ở ngoài môi trường hầu như chưa được biết đến. Chính những hoá chất này có mặt trong môi trường một cách vô tội vạ hiện đang là một thách thức lớn cho con người.

* Vì sao phế thải dược phẩm có thể xâm nhập ra môi trường?

  • Dược phẩm hết hạn, hay không còn dùng nữa đã đi vào môi trường qua nhiều ngả khác nhau mà con người là nguyên nhân của việc tạo ra nguồn ô nhiễm trên. MIENNAMCT sẽ chỉ ra 1 vài nguyên nhân dẫn đến việc chất thải dược phẩm đi ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng:
  • Do sự thiếu hiểu biết của con người nên DƯỢC PHẨM không được xem là chất nguy hại tới môi trường, bởi vậy chúng tự do được thải ra môi trường từ chính bàn tay của con người
  • Dược phẩm không ngừng ở đó sau khi con người hay động vật uống vào. Chúng đã được thải hồi qua đường đại tiểu tiện, rồi qua hệ thống xử lý nước thải, qua đường nước mưa và nước tưới nông nghiệp. Còn đa số các dược phẩm gia đình còn thừa thường được đổ bỏ qua đường toilet hoặc túi rác và chúng sẽ xâm nhập môi trường qua các con đường đó.
  • Những nhà máy sản xuất dược phẩm vẫn chưa đặt trọng tâm đúng mức cho việc bảo vệ môi trường trong việc nghiên cứu và sản xuất dược phẩm. Tiến trình sản xuất và tinh chế một dược phẩm đòi hỏi một lượng rất lớn nước cho nhu cầu trên và chất thải lỏng có chứa dược phẩm này và các phó sản phần đông đi thẳng vào hệ thống cống rãnh.

Phế thải dược phẩm cần được phân loại và xử lý trước khi đưa ra môi trường

  • Còn vô vàn những nguyên nhân mà phế thải dược phẩm có thể bị đưa ra môi trường, nhưng chung quy lại vẫn là từ sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức của chính con người.

* Các nguồn phế thải dược phẩm gây ô nhiễm chính

  • Nhà máy xử lý hệ thống cống rãnh: các nhà máy này xử lý cơ học, hóa học, đôi khi xử lý sinh học, nhưng vẫn không thể nào loại tất cả dược phẩm có trong nguồn nước này.
  • Bãi rác: dược phẩm xâm nhập bãi rác qua nguồn rác sinh hoạt gia đình do con người phát thải ra. Bùn (sludge) phát sinh do việc xử lý nước cống rãnh cũng là nguồn ô nhiễm dược phẩm trong các bãi rác.
  • Nguồn nước uống: nguồn nước rỉ từ bãi rác cũng như nước xử lý dùng để tưới tiêu mang dược phẩm còn tồn đọng sẽ thấm vào mạch nước ngầm qua hiện tượng thấm sâu (percolation), do đó sẽ làm ô nhiễm nguồn nước uống cho con người.
  • Gia súc chăn nuôi: Trong quá trình chăn nuôi hiện đại, thức ăn gia súc thường được pha trộn hormon tăng trưởng, thuốc kháng sinh và một số dược phẩm khác cho nhiều mục tiêu chăn nuôi khác nhau. Từ đó, nước tiểu và phân súc vật cũng là nguồn ô nhiễm dược phẩm không kém phần quan trọng.

* Sự ảnh hưởng đến con người

  • Một số nghiên cứu riêng biệt hiện nay đưa ra vài suy nghĩ về ô nhiễm dược phẩm ảnh hưởng lên con người. Con số này tuy nhỏ nhưng đã nói lên mức độ quan tâm của những nhà khoa học hiện đại. Sự hiện diện của một dung lượng thật nhỏ của hoá chất thalidomide trong nguồn nước uống có thể ảnh hưởng lên thai nhi trong bụng mẹ.
  • Các dược phẩm thông thường ảnh hưởng đến hệ sinh thái là: hormones, thuốc trụ sinh - kháng sinh, các loại thuốc điều hòa mỡ trong máu, dược phẩm chống nhiễm (anti-inflammatory drugs), dược phẩm dưới dạng beta-blockers, thuốc an thần, các loại dược phẩm ảnh hưởng lên sự chuyển đổi di truyền và dược phẩm cường dương như viagra...
  • Trước nguy cơ trên, mỗi người trong chúng ta phải ý thức và hành động để có thể hạn chế được nguy cơ này. Tuy nhiên, phế thải dược phẩm hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn cho những nhà làm khoa học và môi sinh.

4. Phương pháp hạn chế tối đa sự xâm nhập và hạn chế tối đa các tác hại của ngành công nghiệp dược phẩm

Cung cấp, bổ sung kiến thức đến tất cả mọi người về mức nguy hại của sự ô nhiễm dược phẩm. Các nhà máy sản xuất dược phẩm phải được Huấn Luyện An Toàn, Vệ Sinh Lao Động ngành sản xuất dược phẩm để kịp thời bổ sung kiến thức về an toàn từ đó bảo vệ được chính bản thân người lao động cũng như ý thức về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn và ngăn chặn sự ô nhiễm dược phẩm ảnh hưởng tới môi trường.

* Theo  Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13, nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH, Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH nêu rõ tầm quan trọng và tính bắt buộc của công tác Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động, do đó người sử dụng lao động PHẢI tổ chức Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động định kỳ cho cán bộ công nhân viên nhằm cung cấp các kiên thức an toàn cho công nhân viên cũng như tránh những rủi ro về chế tài pháp luật, ngoài ra Huấn luyện ATVSLĐ còn góp phần tăng tính cạnh tranh của Doanh Nghiệp trong thời kì hội nhập phát triển kinh tế !!!

* Trung tâm đào tạo Miền Nam trực thuộc Công Ty CP Nghiệp vụ và Đào Tạo Miền Nam có chức năng cung cấp các Khóa Huấn luyện An toàn, Vệ sinh lao động đạt chuẩn chất lượng theo Thông Tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.

* Khi có bất cứ nhu cầu, thắc mắc về chương trình Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động hoặc Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động, vấn đề liên quan tới An Toàn Lao Động, vui lòng liên hệ : 028 2201 2468 - 0325508468 - Phòng ATLĐ ./.

“Chúc quý khách hàng Lao Động An Toàn”

Biên tập: Minh Thiện

Bài Viết Khác

Đánh giá chất lượng bài viết |