Quay lại

ĐÀO TẠO AN TOÀN ĐIỆN

17/12/2022

ĐÀO TẠO AN TOÀN ĐIỆN


     Theo quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT, người lao động cần tham gia khóa đào tạo an toàn về điện để có thể được cấp thẻ an toàn theo đúng pháp luật. Ngoài ra việc cung cấp các kiến thức về cách sử dụng hay đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn điện sẽ giúp tổ chức loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm, tai nạn. Miền Nam đang mở các lớp đào tạo an toàn điện nhằm đáp ứng nhu cầu của Quý Doanh nghiệp.

1. An toàn điện là gì?

     An toàn điện là những quy tắc, quy định và kỹ năng cần thiết được đặt ra và yêu cầu nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và con người trong khu vực có lắp đặt hệ thống điện. Các biện pháp phòng tránh điện giật và đảm bảo an toàn điện luôn được chú trọng trong công tác đào tạo tại doanh nghiệp để hạn chế tối đa rủi ro do hệ thống điện gây ra.

2. Nguyên nhân gây mất an toàn điện

     Theo thống kê hàng năm có khoảng 350-400 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong đó có tới 70% các trường hợp tai nạn có nguồn gốc từ việc mất an toàn khi sử dụng điện. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Sữa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Không sử dụng các công cụ hỗ trợ, bảo hộ khi kiểm tra các thiết bị điện
  • Sử dụng ổ cắm điện, thiết bị điện kém chất lượng
  • Vi phạm khoảng cách an toàn điện

3. Quy định về huấn luyện an toàn điện theo Pháp luật Việt Nam

     Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết về hoạt động huấn luyện an toàn lao động nói chung và đào tạo an toàn điện nói riêng đối với các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, vậy nên đòi hỏi các công ty cần tuân thủ quy định pháp luật trong việc thực hiện đào tạo theo các căn cứ pháp lý sau:

  • Nghị định 44/2014/NĐ-CP qy định chi tiết thi hành Luật điện lực về An toàn điện có quy định về đào tạo, huấn luyện an toàn điện trong lao động
  • Điều 6 Nghị định 14/2014/NĐ-CP Quy định về huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện
  • Thông tư số 05/2021/TT-BCT Qy định chi tiết về an toàn điện.

     Hoạt động đào tạo an toàn điện sẽ giúp doanh nghiệp trang bị được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng quan trọng cũng như được cấp thẻ an toàn cho người lao động. Từ đó  góp phần thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn lao động tại công ty, nhà máy.

4. Đối tượng cần tham gia đào tạo an toàn điện

     Những cá nhân làm việc trong môi trường , lĩnh vực sau thì bắt buộc phải tham gia khóa huấn luyện an toàn Điện theo thông tư số 05/2021/TT-BCT

  • Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
  • Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
  • Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực điện hay có sử dụng điện thì tất cả công nhân phải được tham gia các khóa huấn luyện an toàn điện.
  • Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn trong ngành điện của đơn vị, tổ chức;
  • Người lao động làm công việc làm việc trực tiếp có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các thiết bị điện – kỹ thuật điện.

5. Nội dung khoá huấn luyện an toàn điện

Nội dung khóa học bao gồm các chương trình sau:

► Phần huấn luyện lý thuyết chung gồm các kiến thức về:

  • Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.
  • Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.
  • Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo biển cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.
  • Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.

     Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

► Phần huấn luyện lý thuyết chuyên môn cho từng vị trí cụ thể

  • Cho người làm công việc vận hành đường dây dẫn điện, thiết bị điện
  • Cho người làm công việc xây lắp điện
  • Cho người làm công việc thí nghiệm điện
  • Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện
  • Cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt. An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.

► Phần huấn luyện thực hành

  • Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
  • Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.

     Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động


Quý đơn vị có nhu cầu huấn luyện an toàn điện, vui lòng liên hệ 035.944.0258 gặp Ms.Linh để được hỗ trợ.

Biên tập: Ms. Linh

Bài Viết Khác

Đánh giá chất lượng bài viết |