Quay lại

Biện pháp tăng hiệu quả phòng ngừa Tai Nạn Lao Động

19/08/2021

Biện pháp tăng hiệu quả phòng ngừa Tai Nạn Lao Động

1.Tai nạn lao động gì?

   Trong quá trình lao động, chúng ta khó có thể lường trước những rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc, tuy nhiên, nếu không may xảy ra, người lao động nên biết rõ đâu là tai nạn lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình.

   Căn cứ vào Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã giải thích về tai nạn lao động như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

   Từ khái niệm trên, có thể dễ dàng nhận biết của tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, gắn liền với công việc, nhiệm vụ mà người lao động thực hiện.

Hình 1. An toàn lao động – phòng ngừa tai nạn lao động là vấn đề cần

quan tâm hàng đầu

*Để tăng hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động , Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã đề xuất quy định xử phạt vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp.

* Công Ty CP Tư Vấn Nghiệp Vụ Và Đào Tạo Miền Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những quy định xử phạt ở mục 2 sau đây.

2.Các quy định xử phạt trong lĩnh vực an toàn lao động

Đối với người lao động

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động

- Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụngphương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.

Đối với người sử dụng lao động

- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không đủ số lượng.

- Phạt tiền từ 10-15 triệu đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp

+ Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động

+ Không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định

+ Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định

+ Không bố trí công việc phù hợp cho người lao động đang bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa

+ Không đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

- Phạt tiền từ 20-25 triệu đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây

+ Không khắc phục kịp thời hoặc ngưng hoạt động của máy , thiết bị,nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết ca làm việc

+ Không tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt xa khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.

-  Sử dụng người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà không có thẻ an toàn sẽ bị xử phạt có thể lên tới 50 triệu đồng.

- Người sử dụng lao động không cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc cấp những phương tiện không đạt chất lượng, quy cách hoặc chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm , độc hại sẽ bị phạt từ 3-30 triệu đồng.

- Phạt tiền có thể lên đến 60.000.000 VNĐ đối với hành vi bắt buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của họ hoặc bắt buộc họ tiếp tục làm việc khi những nguy cơ chưa được khắc phục.

- Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không xây dựng kế hoạch và triển khai, tổng hợp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệm; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc nguy cơ tổn hại đến người, tài sản, môi trường

* Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13, nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH, Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH nêu rõ tầm quan trọng và tính bắt buộc của công tác Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động, do đó người sử dụng lao động PHẢI tổ chức Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động định kỳ cho cán bộ công nhân viên nhằm cung cấp các kiên thức an toàn cho công nhân viên cũng như tránh những rủi ro về chế tài pháp luật, ngoài ra Huấn luyện ATVSLĐ còn góp phần tăng tính cạnh tranh của Doanh Nghiệp trong thời kì hội nhập phát triển kinh tế !!!

* Trung tâm đào tạo Miền Nam trực thuộc Công Ty CP Nghiệp vụ và Đào Tạo Miền Nam có chức năng cung cấp các Khóa Huấn luyện An toàn, Vệ sinh lao động đạt chuẩn chất lượng theo Thông Tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.

* Khi có bất cứ nhu cầu, thắc mắc về chương trình Huấn Luyện An Toàn Vệ Sinh Lao Động hoặc Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động, vấn đề liên quan tới An Toàn Lao Động, vui lòng liên hệ: 028 2201 2468 - 0325508468 - Phòng ATLĐ ./.

“Chúc quý khách hàng Lao Động An Toàn”

Biên tập: Minh Thiện

Bài Viết Khác

Đánh giá chất lượng bài viết |